CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHI ĐỒNG
BGH: Nguyễn Thị Hạnh -
Hiệu trưởng - BT chi bộ. Phan Thị Nhung- Phó hiệu
trưởng - PBT.
BQT: Nguyễn Thị Hạnh - Chịu trách nhiệm nội dung. Bùi Xuân Nhật - admin - thiết kế kĩ thuật.
Địa chỉ: Xóm 7 - Nghi Đồng - Nghi Lộc - Nghệ An. Hộp thư: c1nghidong.nl@nghean.edu.vn.
Tel: 0383612139; mobile: 0985.868.848 or 0913.466.234. Website: http://nghidong.violet.vn
Website vnedu:
http://tieuhoc.nghidong.nghiloc.vnedu.vn
Chân thành cảm ơn quý thầy cô đã
ghé thăm và đóng góp ý
kiến!
BQT: Nguyễn Thị Hạnh - Chịu trách nhiệm nội dung. Bùi Xuân Nhật - admin - thiết kế kĩ thuật.
Địa chỉ: Xóm 7 - Nghi Đồng - Nghi Lộc - Nghệ An. Hộp thư: c1nghidong.nl@nghean.edu.vn.
Tel: 0383612139; mobile: 0985.868.848 or 0913.466.234. Website: http://nghidong.violet.vn
Gốc > BÀI VIẾT TƯƠNG TÁC ĐỒNG NGHIỆP >
Bùi Xuân Nhật @ 23:03 16/12/2012
Số lượt xem: 690
Phương pháp tính ngược từ cuối cho học sinh tiểu học
Phương pháp tính ngược từ cuối cho học sinh tiểu học | ![]() |
![]() |
Viết bởi Administrator | ||||
Thứ sáu, 15 Tháng 7 2011 09:55 | ||||
Thầy Trần Diên Hiển - Tác giả cuốn " 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi " cho rằng : Khi giải toán Tiểu học có một số bài toán cho biết kết quả sau khi thực hiện liên tiếp một số phép tính đối với số phải tìm. Khi giải các bài toán dạng này, ta thường dùng phương pháp tính ngược từ cuối (đôi khi còn gọi là phương pháp suy ngược từ cuối) Có một số bài toán cho biết kết quả sau khi thực hiện liên tiếp một số phép tính đối với số phải tìm. Khi giải các bài toán dạng này, ta thường dùng phương pháp tính ngược từ cuối (đôi khi còn gọi là phương pháp suy ngược từ cuối)Khi giải toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối, ta thực hiện liên tiếp các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong đề bài. Kết quả tìm được trong bước trước chính là thành phần đã biết của phép tính liền sau đó. Sau khi thực hiện hết dãy các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong đề bài, ta nhận được kết quả cần tìm.Những bài toán giải được bằng phương pháp tính ngược từ cuối thường cũng giải được bằng phương pháp đại số hoặc phương pháp ứng dụng đồ thị (xem các số tiếp theo). Ví dụ 1: Tìm một số, biết rằng tăng số đó gấp đôi, sau đó cộng với 16 rồi bớt đi 4 và cuối cùng chia cho 3 ta được kết quả bằng 12. Phân tích: Trong bài này ta đã thực hiện liên tiếp đối với dãy số cần tìm dãy các phép tính dưới đây:x 2, + 16, - 4, : 3 cho kết quả cuối cùng bằng 12.- Ta có thể xác định được số trước khi chia cho 3 được kết quả là 12 (Tìm số bị chia khi biết số chia và thương số).- Dựa vào kết quả tìm được ở bước 1, ta tìm được số trước khi bớt đi 4 (Tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu số).- Dựa vào kết quả tìm được ở bước 2, ta tìm được số trước khi cộng với 16 (Tìm số hạng chưa biết khi biết số hạng kia và tổng số).- Dựa vào kết quả tìm được ở bước 3, ta tìm được số trước khi nhân với 2, chính là số cần tìm (Tìm thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia).Từ phân tích trên ta đi đến lời giải như sau:Số trước khi chia cho 3 là: 12 x 3 = 36Số trước khi bớt đi 4 là: 36 + 4 = 40Số trước khi cộng với 16 là: 40 - 16 = 24Số cần tìm là: 24 : 2 = 12Trả lời: Số cần tìm là 12. Ví dụ 2: Tìm ba số, biết rằng sau khi chuyển 14 đơn vị từ số thứ nhất sang số thứ hai, chuyển 28 đơn vị từ số thứ hai sang số thứ ba rồi chuyển 7 đơn vị từ số thứ ba sang số thứ nhất ta được ba số đều bằng 45. Phân tích: Ta có thể minh họa các thao tác trong đề bài bằng sơ đồ sau:
Ta có:Số thứ nhất: - 14; + 7 cho kết quả là 45Số thứ hai: + 14; - 28 cho kết quả là 45Số thứ ba: + 28; - 7 cho kết quả là 45Từ phân tích trên ta đi đến lời giải của bài toán như sau:Số thứ nhất là: 45 - 7 + 14 = 52.Số thứ hai là: 45 + 28 - 14 = 49.Số thứ ba là: 45 + 7 - 28 = 24.Trả lời: Ba số cần tìm là: 52; 49 và 24.Lời giải bài toán trên có thể thể hiện trong bảng sau: Trả lời: Ba số cần tìm là: 52; 49 và 24. Các bạn thử giải các bài toán sau bằng phương pháp tính ngược từ cuối: Bài 1: Tìm một số, biết rằng giảm số đó đi 3 lần, sau đó cộng với 5, rồi nhân với 2 và cuối cùng chia cho 8 được kết quả bằng 4. Bài 2: Tổng số của ba số bằng 96. Nếu chuyển từ số thứ hai sang số thứ nhất 3 đơn vị và sang số thứ ba 17 đơn vị, cuối cùng chuyển từ số thứ ba sang số thứ nhất 9 đơn vị thì số thứ nhất sẽ gấp đôi số thứ hai và bằng 2/5 số thứ ba. Tìm ba số đó.
|
Bùi Xuân Nhật @ 23:03 16/12/2012
Số lượt xem: 690
Số lượt thích:
0 người
 
- Dùng sơ đồ diện tích để giải bài toán có ba đại lượng (16/12/12)
- Giúp học sinh biết vận dụng kết quả một bài toán (16/12/12)
- Hướng dẫn cách giải dạng toán cân bi - cân vàng (16/12/12)
- Đã hết các trường hợp chưa ? (01/12/12)
- TỪ MỘT BÀI TOÁN HAY TRONG TOÁN TUỔI THƠ (01/12/12)
BQT TRANG THÔNG TIN TIỂU HỌC NGHI ĐỒNG THÔNG BÁO
Để tiện cho quý thầy cô
dẽ dàng tiếp cận thông tin, BQT xin giới thiệu qua về
cách sắp xếp nội dung tại trang thông tin Trường
Tiểu học Nghi Đồng như sau: Để đảm bảo tính khoa
học, tính mĩ thuât, tính thông tin, tính tổng hợp...
Trang thông tin chỉ cập nhật chọn lọc những thông
tin, tư liệu, hình ảnh hoạt động và những bài viết
mới nhất, nổi bật nhất. Các thông tin, hình ảnh, tư
liệu, tài liệu cũ khác sẽ được đẩy về trang
thư viện.
Đồng thời để tạo môi trường giao lưu giữa các
đồng nghiệp trong và ngoài Trường, BQT thống nhất
mở thêm phần "Tương tác đồng nghiệp" (Bài
giảng , tư
liệu, phần
mềm tương tác). Quý thầy cô khi tương tác xin vui
lòng lựa chọn thư mục phù hợp với tài liệu đưa
lên
Chân thành cảm
ơn quý thầy cô đã ghé thăm, tương tác, ủng hộ và
đóng góp ý kiến!
Ý kiến tương tác mới